Phân loại các loại bulong đai ốc

GIA CÔNG TIỆN CNC UY TÍN | PRETECH VIỆT NAM GIA CÔNG TIỆN CNC UY TÍN | PRETECH VIỆT NAM
Xóm Quảng Ninh, Thôn Ninh Môn, Xã Hiền Ninh, Huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội
Tiếng Việt Tiếng Anh
GIA CÔNG TIỆN CNC UY TÍN | PRETECH VIỆT NAM

0943 613 153

0972 744 972

Phân loại các loại bulong đai ốc

Ngày đăng: 09/09/2023 03:16 PM

CÁC LOẠI BULONG THƯỜNG GẶP

1.Khái niêm:

      Bulong (boulon, bu lông) là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc (ecrou), có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.

     Bulong được sử dụng để lắp ráp, liên kết, ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn. Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc(ê cu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

     Đầu bulong có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn; hình vuông; 6 cạnh (lục giác) ngoài, hoặc trong (lục giác chìm); 8 cạnh (bát giác); hoặc hình khác. Tuy nhiên dạng 6 cạnh được sử dụng nhiều hơn cả do đặc tính mỹ thuật, sự tiện lợi trong quá trình sản xuất và sử dụng.

 

2. Phân loại

Bulong có nhiều loại và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích hay điều kiện làm việc. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cường độ hay môi trường làm việc mà bu long được sản xuất bằng vật liệu khác nhau: đồng (Copper)(bulong đồng); thép cacbon thường(bulong thường-bulong cường độ thấp); thép cabon chất lượng cao, thép hợp kim(C35, C45, 38CrA, 30CrMnCA, 40CrNiMnA, …)(bulong cường độ caobulong chịu lực); thép không gỉ (bulong INOX )…

Để hiểu rõ hơn về cách thức phân loại bulong, chúng tôi xin đưa ra các phương thức phân loại bu long như sau:

a, Phân loại theo vật liệu chế tạo:

Theo vật liệu chế tạo, bulong được chia thành 3 loại:

    - Bulong chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim. Loại này có thể chia ra hai loại:

   + Bulông phải qua xử lý nhiệtbu lông cường độ caobulong cấp bền 8.810.912.9. Bulông loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.

 


    + Bulông không qua xử lý nhiệt: chủ yếu là bulong thường hoặc các bu lông có cường độ thấp. Bulông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, bulong không cần xử lý nhiệt: Bulong cấp bền 4.8; 5.6; 6.6

 

 

    – Bulong được chế tạo từ thép không gỉ hay bu lông Inox. Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Thông thường, người ta sử dụng vật liệu INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L để sản xuất.

 

 

        – Bulong được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm. Loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…


        Cách phân loại này phụ thuộc vào thành phần hóa học, cơ tính, khả năng nhiệt luyện, khả năng chịu ăn mòn hóa học của bu lông, điều này liên quan trực tiếp đến tính chất cơ lý và điều kiện sử dụng bulong.

b, Phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn:

   -    Bulong mạ kẽm điện phânbu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu long mạ màu cầu vồng

   -    Bulong INOX (INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L…)

 

c, Phân loại theo phương pháp chế tạo và độ chính xác gia công

    + Bulong thô :được chế tạo từ thép tròn, đầu bulong được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Do sản xuất thủ công nên độ chính xác kém, được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ

    + Bulong nửa tinh: được chế tạo tương tự bulong thô nhưng được gia công thêm phần đầu bulong và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.

     + Bulong tinh :được chế tạo cơ khí, với độ chính xác cao, bu lông loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Trên thực tế, còn có loại bu lông siêu tinh, đây là loại bulông được sản xuất đặc biệt có yêu cầu khắt khe về độ chính xác gia công, chúng được sử dụng trong các mối liên kết đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.

d, Phân loại theo chức năng làm việc

    Dựa trên mục đích sử dụng thì bulong được chia thành 2 loại chính:

Cách phân loại này ảnh hưởng trực tiếp đến cấp bền, hình dáng và kích thước bulong.

       +   Bulong liên kết: là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.

       +  Bulong kết cấu: được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.

e, Phân loại theo lĩnh vực sử dụng.

          Theo cách phân loại này, bulong được chia thành nhiều loại theo các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau. Thực tế bulong ít được phân loại theo phương thức này.

        – Bu long sử dụng trong lĩnh vực xây dựng

        – Bu long sử dụng cho các công trình đường sắt: bu long cắt đứt, bu lông cấp bền cao…

        – Bu long sử dụng trong các công trình trên biển

        – Bu long cho lĩnh vực cơ khí, bu lông cho ô tô, xe máy

- Bu lông lắp ráp cho máy móc thiết bị cơ khí …

3.

3. Một số thuật ngữ cấu tạo ren của bu lông


 




- Trục: Thể hiện bằng đường tâm.

- Mép vát: Được tạo ra ở đầu ren, cho phép lắp các chi tiết một cách dễ dàng.

- Ren ngoài: Là ren được hình thành ở mặt ngoài của trục hình trụ hoặc nón.

- Ren trong: Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ trụ hoặc lỗ côn.

- Bước xoắn (L): Là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay được một vòng 360 độ

- Đường kính ngoài (d): Là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài hay qua đáy của ren trong.

- Đường kính trong (d1): Là đường kính của mặt trụ đi qua đáy ren của ren ngoài hoặc đi qua đỉnh ren của ren trong.

- Đường kính trung bình (d2): Là trung bình cộng của đường kính trong và đường kính ngoài.

- Bước ren (P): Là khoảng cách theo trục giữa hai điểm tương ứng của hai ren kề nhau.

- Chân ren (hay đáy ren): Là đường cắt sâu nhất vào chi tiết khi tạo ren.

- Đỉnh ren: Là đường thuộc mặt ren có khoảng cách lớn nhất tới chân ren.

- Chiều cao ren: Là khoảng cách giữa đường đỉnh ren và đường chân ren.

- Mặt ren: Mặt nối đỉnh ren và chân ren được hình thành khi tạo ren.

- Dạng ren: Profin hoặc là dạng mặt cắt ren, khi mặt phẳng cắt chứa trục ren.

- Loại ren: Tương ứng với số ren trên một inch ứng với đường kính cho trước.

- Ren phải và ren trái:

+ Ren phải: vặn theo chiều kim đồng hồ khi lắp, khi tháo cần vặn ngược chiều kim đồng hồ.

+ Ren trái: khi lắp cần vặn ngược chiều kim đồng hồ. Ren trái được dùng trong mối ghép có chuyển động tạo ra sự nới lỏng đối với ren phải.

+ Nếu không ký hiệu gì hiểu đó là ren phải, nếu là ren trái ghi ký hiệu LH.

4. Ý nghĩa kí hiệu và cấp độ của bulong, ốc vít 
a. Cấp của bu-lông

 

 

 

 

 

 


Cấp của bu-lông được đại diện bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm ngay trên đỉnh của con bu-lông: xx.x

Tương tự hầu hết các cách ký hiệu khác trong hệ mét là mỗi con số đều mang một giá trị trực tiếp nào đó. Số trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của con bu-lông (đơn vị là kgf/mm2). Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bèn kéo tối thiểu, biểu thị dưới dạng %.

Ví dụ, một con bu-lông có ký hiệu 8.8 thì độ bền kéo tối thiểu của nó là 80 kgf/mm2; còn giới hạn chảy tối thiểu của nó thì bằng 80%*80=64 kgf/mm2.

Trên thế giới, bu-lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong các ngành công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp xe hơi, các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9 và 12.9. Đây gọi là các bu-lông cường độ cao.

Nếu việc đánh dấu trên đầu con bu-lông không thể thực hiện, người ta còn dùng một cách khác là đánh các ký hiệu đặc biệt vào 


Có một điều chú ý là bu-lông hệ mét chỉ được đánh dấu cấp khi có kích thước từ M6 trở lên và/hoặc từ cấp 8.8 trở lên.




b. Cấp của đai ốc

 

 

Cấp của đai ốc cũng được ký hiệu bằng số Latinh. Con số này cho biết 1/10 giá trị thử bền danh định quy ước của con đai ốc tương ứng tính bằng kgf/mm2 – giá trị này tương ứng với giá trị bền kéo của con bu-lông. Nói một cách khác, cấp của đai ốc cho ta biết nó phù hợp với bu-lông thuộc cấp nào.

 

 

 

  

5. Một số bước ren hệ mét tiêu chuẩn

 

 

6.  Dung sai ren

Tiêu chuẩn ISO 965-1 qui định cấp chính xác cho các yếu tố hình học của ren như sau :

–          Đường kính đáy ren trong : 4, 5, 6, 7, 8

–          Đường kính đỉnh ren ngoài : 4, 6, 8

–          Đường kính trung bình ren trong : 4, 5, 6, 7, 8

–          Đường kính trung bình ren ngoài : 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Đối với sai lệch cơ bản :

–          Ren ngoài : e, f, g, h

–          Ren trong : G, H

7. Kí hiệu ren

Dưới đây giải thích một số kí hiệu ren hệ Met thường gặp

M10 x 1 – 5g6g LH

M42 x 4.5 – 6g – 0.63R

M16 x L4 – P2 – 4h6h (TWO STARTS)

M6 x 1 − 4G6G EXT

MJ6 × 1 − 4h6h

 

 

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại bulong thường gặp , nếu quý khách có nhu cầu cần gia công chế tạo các loại bulong phi tiêu chuẩn đừng ngại liên lạc với chúng tôi Công ty Cổ phần Pretech Việt Nam chuyên gia công CNC tại Hà Nội sẽ luôn giải đáp các thắc mắc cũng như yêu cầu báo giá , gia công các chi tiết co khí chính xác . (hotline 0943613153)

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline